Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2015

Những thằng nghịch ngu nhất hành tinh

Huyền thoại Lý Tiểu Long

Đám tang của huyền thoại võ thuật đã được lồng vào "Trò chơi tử thần" - bộ phim đang quay dở khi anh đột ngột qua đời.

1. Tên thật của Lý Tiểu Long là Lý Chấn Phiên, do mẹ anh đặt. Trong khi đó, tên tiếng Anh Bruce do bác sĩ đỡ đẻ cho anh là Mary Glover gợi ý.
2. Lý Tiểu Long sinh ngày 27/11/1940 tại Chinatown, San Francisco, California, Mỹ.
3. Cha anh là ca sĩ opera Lý Hải Tuyền, còn mẹ tên là Hà Ái Du. Ông bà Lý - Hà chuyển tới Mỹ năm 1939. Cậu con trai thứ 4 trong gia đình Lý Tiểu Long chào đời khi ông Lý đang đi tour ở San Francisco.
30 điều thú vị về huyền thoại võ thuật Lý Tiểu Long
Lý Tiểu Long bên bố mẹ. Ảnh chụp năm 1941.
4. Lý Tiểu Long đóng phim khi mới... 3 tháng tuổi. Vai diễn đầu tiên của anh là đóng thế cho một cậu bé người Mỹ trong phim Golden Gate Girl(1941).
5. Lý Tiểu Long không thích trường học. Sau cấp 1, anh theo học tại trường La Salle College - một ngôi trường dành cho những cậu bé nói tiếng Anh ở Kowloon, Hong Kong. Ở đây, anh thường xuyên gây rắc rối đến mức bị đuổi học.
6. Thời thiếu niên, Lý Tiểu Long thường xuyên bị các bạn học người Anh chê cười vì dòng máu Trung Quốc nên ngày càng chán học và gia nhập nhóm du côn đường phố. Năm 1953, Lý Tiểu Long bắt đầu thể hiện niềm yêu thích với võ thuật và theo học kungfu với người thầy nổi tiếng Diệp Vấn.
7. Năm 18 tuổi, Lý Tiểu Long sang Mỹ theo học chuyên ngành triết học tại Đại học Washington. Khi ra đi, anh chỉ mang theo 100 USD (khoảng 800 USD tính theo tỷ giá hiện tại).
8. Ngoài võ thuật, Lý Tiểu Long còn là một vũ công xuất sắc. Anh từng chiến thắng một cuộc thi nhảy cha-cha ở Hong Kong năm 1958.
9. Năm 1964, Lý Tiểu Long bắt đầu dạy võ thuật ở California. Vào thời điểm đó, kung fu chỉ được dạy kín cho người Trung Quốc. Tuy nhiên, Lý Tiểu Long cho rằng kungfu nên được truyền bá. Chính vì lẽ đó, học trò của Lý Tiểu Long rất đa dạng, đầy đủ sắc tộc.
10. Lý Tiểu Long gặp vợ anh - Linda Emery - tại lớp võ. Anh kết hôn năm 1964.
11. Lý Tiểu Long cao 1,71m.
12. Năm 1964, Lý Tiểu Long được mời tham gia giải vô địch karate tại Long Beach, California. Tại đây, anh gây ấn tượng mạnh khi biểu diễn cú đấm đoản kiều phát lực (One Inch Punch). Sau này, One Inch Punch trở thành một thương hiệu của Lý Tiểu Long.
13. Lý Tiểu Long có 2 người con: Brandon (sinh năm 1965) và Shannon (sinh năm 1969).
30 điều thú vị về huyền thoại võ thuật Lý Tiểu Long
Lý Tiểu Long và con trai năm 1966.
14. Lý Tiểu Long có một số "học trò" nổi tiếng như Steve McQueen, Joe Lewis, Chuck Norris, James Coburn và Kareem Abdul-Jabbar. Học phí kungfu của Lý Tiểu Long lên tới 250 USD/giờ. Lý Tiểu Long cho biết anh nâng giá vì không muốn tạo ấn tượng rằng kungfu là thứ dễ dàng học được. Tuy nhiên, học phí càng cao, số lượng người đến với anh càng đông. Lý Tiểu Long cũng từng bay sang Thụy Sĩ để dạy riêng cho đạo diễn lừng danh Roman Polanski.
15. Năm 1966, Lý Tiểu Long đảm nhận vai Kato trong The Green Hornet. Tuy nhiên, khi phim bắt đầu bấm máy, người quay phim phát hiện ra những cú đá và đấm của Lý Tiểu Long quá nhanh đến mức camera gần như không bắt được chuyển động. Cuối cùng, đạo diễn đã phải yêu cầu Lý Tiểu Long phải ra đòn chậm hơn.
16. Bị một diễn viên đóng thế trong Long tranh hổ đấu thách đấu, Lý Tiểu Long đã hạ anh chàng này chỉ trong 30 giây.
17. Tung một nắm gạo lên trời, Lý Tiểu Long có thể dùng đũa để bắt khi chúng đang rơi giữa không trung.
18. Lý Tiểu Long từng được dựng tượng ở Mostar, Bosnia vì được người dân nơi đây đặc biệt ngưỡng mộ. Tuy nhiên, sau này, bức tượng đã bị phá hoại và hư hỏng.
19. Lý Tiểu Long là fan của Gama vĩ đại - võ sĩ đấu vật bất bại duy nhất trên thế giới.
20. Sau khi nổi tiếng, Lý Tiểu Long không ít lần bị chặn đường để tỉ thí võ thuật vì nhiều người muốn chứng tỏ giỏi hơn anh.
21. Lý Tiểu Long qua đời ngày 20/7/1973 tại Kowloon Tong khi mới 33 tuổi.
22. Vợ anh đưa anh về quê nhà của bà ở Seattle làm đám tang và chôn cất tại ô 276 nghĩa trang Lakeview. Steve McQueen, James Coburn và Chuck Norris là một số những người nổi tiếng có mặt trong đám tang Lý Tiểu Long.
23. Lý Tiểu Long qua đời khi đang quay dở Trò chơi tử thần (Game of Death). Sau sự ra đi đột ngột của Lý Tiểu Long, đoàn làm phim đã sửa kịch bản, cho nhân vật của Lý Tiểu Long giả chết để thoát khỏi mafia. Sau đó, lồng vào phim hình ảnh từ đám tang thật của Lý Tiểu Long. Trong đó có một cảnh cận quay gương mặt Lý Tiểu Long ở trong quan tài.
24. Lý Tiểu Long được tạp chí Time bình chọn là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20.
25. Ngày 15/6/2013, một bức tượng Lý Tiểu Long đã được dựng lên ở Chinatown (Los Angeles, Mỹ). Tượng cao 2,13m và được làm ở Quảng Châu (Trung Quốc).
30 điều thú vị về huyền thoại võ thuật Lý Tiểu Long
Tượng sáp của Lý Tiểu Long được đặt trong khu vườn hữu nghị ở Sydney, Australia, hồi tháng 8/2013.
26. Lý Tiểu Long vẫn được coi là người đặt nền móng cho sự phát triển của các ngôi sao châu Á tại Hollywood.
27. Năm 1993, cuộc đời Lý Tiểu Long được dựng thành phim mang tênDragon: The Bruce Lee Story. Phim dựa trên cuốn hồi ký Bruce Lee: The Man Only I Knew (1975) của vợ anh.
28. Tài sản của Lý Tiểu Long ước tính là 10 triệu USD. 
29. Môn võ Triệt quyền đạo do Lý Tiểu Long sáng tạo vẫn đang được lưu truyền đến ngày nay.
30. Câu nói "Nếu bạn yêu cuộc sống, xin đừng lãng phí thời gian. Bởi thời gian chính là vật liệu làm nên cuộc sống" của Lý Tiểu Long được rất nhiều người lưu truyền như kim chỉ nam.

Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2015

Phong tục điểu táng ở Tây Tạng

Thi thể người quá cố sẽ được lọc xương, thịt, nội tạng thành các phần khác nhau, riêng hộp sọ bị đập nát bằng búa để bộ não hở ra ngoài...



Phong tục Điểu táng
Điểu táng. Ai xem được từ đầu tới cuối clip này, xin phong làm "thánh Cứng". Cảnh báo: Clip không dành cho người yếu tim.
Posted by Xem Phim Online on 17 Tháng 7 2015

    Trên thế giới có rất nhiều hình thức an táng người chết: thổ táng – chôn người chết xuống đất, thủy táng – thả trôi theo dòng nước hay hỏa táng – thiêu cháy… Tuy nhiên, nếu đến với thảo nguyên Tây Tạng, bạn sẽ không khỏi rùng mình về phong tục mai táng về với tự nhiên của cư dân du mục nơi đây. Đó là mai táng người chết bằng… chim kền kền.

    Nghe thật sự rất kì lạ và có vẻ “chả liên quan” nhưng có thể hiểu đơn giản thế này: đó là việc mà người ta để chim kền kền ăn thịt xác chết và coi đó là hình thức mai táng trang trọng. Vì sao lại thế nhỉ?

    Người ta không thấy sách vở nào ghi chép cụ thể tập tục thiên táng có từ bao giờ, nhưng có thể phỏng đoán nó xuất hiện khoảng sau thế kỷ 7. Mai táng về với thiên nhiên này có tên chính thức là “Thiên táng”, dân dã gọi là điểu táng - đem thi thể người chết cho chim kền kền ăn. Sở dĩ có sự xuất hiện của hình thức mai táng này bởi ở thảo nguyên, nhất là với những người dân du mục quen sống trên lưng ngựa, việc tiến hành chôn cất người chết tại một nơi hay thả trôi theo dòng nước như ở đồng bằng là điều thực sự khó khăn. Gỗ là một nguyên liệu cực kì quý nên cũng không thể dùng để hỏa táng được.

    Quy trình diễn ra tập tục này thực sự sẽ khiến cho những ai yếu tim không thể chịu được. Bạn đã bao giờ tự mình xẻ thịt người thân rồi đem cho chim ăn chưa? Hẳn là không rồi, nhưng nếu là một người Tây Tạng, bạn sẽ hiểu vì sao và thấy đó là điều cực kì trang trọng và đáng được hoan nghênh.


    Lễ mai táng được tổ chức từ sáng sớm, trên một đỉnh núi cao.

    Người chết sẽ được để trong nhà một vài ngày để làm lễ cầu siêu sau đó được đưa qua cửa sổ ra bãi thiên táng. Lễ mai táng được cử hành vào sáng sớm, sau khi các vị Lạt ma chọn được vị trí cố định thích hợp trên núi cao để tiến hành nghi thức. Ở đây, họ bắt đầu thắp hương, đốt nến. Một số người có nhiệm vụ sẽ tiến hành “pha thịt” người đã khuất, lọc những bộ phận nội tạng và để ra một chỗ riêng. Chỗ duy nhất họ không chạm dao vào là đầu mà chỉ để hở bộ não ra ngoài bởi đây là nơi chứa linh hồn và ý thức. Khi lửa được thắp lên là lúc việc xẻ thịt đã kết thúc.

    Họ lọc những bộ phận nội tạng để ra một chỗ riêng.

    Sau đó, Lạt ma và gia chủ sẽ thắp hương gọi những con chim kền kền đến. Lũ chim háu đói ngay lập tức sà vào và ăn thịt xác chết. Chưa đầy nửa tiếng sau, những con chim kền kền kết thúc công việc của mình và bay đi. Nghi thức tới đây hoàn thành… một nửa. Người đã khuất giờ chỉ còn trơ lại bộ xương. Phần xương này sẽ được đập vụn, trộn với mạch nha, ném cho lũ quạ và diều hâu. Tới đây, thiên táng mới thực sự kết thúc.

    Nhưng vì sao người Tây Tạng lại cho rằng việc làm này thể hiện sự kính trọng, tưởng nhớ người đã khuất? Đó là vì những người Tây Tạng vốn cực kì coi trọng linh hồn và khi người ta chết đi, tất cả đều có mong muốn linh hồn mình được đi tới thiên đàng. Họ tin rằng chim kền kền ăn xong bay lên trời thì linh hồn người chết cũng được lên thiên đàng. 

    Những người dân ở đây tin rằng, nếu chim kền kền ăn xong bay lên trời thì linh hồn người chết cũng lên thiên đàng.

    Người Tây Tạng coi chim kền kền là “thần điểu” và tin rằng thi thể được chim kền kền ăn hết là điềm lành, người chết sẽ nhanh chóng được lên thiên đàng, nếu chim ăn không hết, người ta sẽ gom những gì còn lại để hỏa táng. Sở dĩ có quan niệm này là bởi những con chim đầu hói, sải cánh dài tới 2m này ngoài việc ăn xác thối ra thì không làm hại tới ai. Vì thế, nó được coi là đại diện sứ giả của các chư thần linh trong tín ngưỡng Tây Tạng. Và đương nhiên, ai cũng muốn thân nhân mình sau khi chết đi được các thần linh cử sứ giả tới đón đi, đó là niềm hạnh phúc đối với chính những người đã khuất.

    Hơn thế nữa, người Tây Tạng theo Phật giáo Mật tông Tây Tạng tin rằng, việc an táng người chết bằng cách nuôi kền kền chính là học theo Đức Phật Tổ Như Lai. Phật Tổ từng lấy chính thân xác mình nuôi hổ dữ để hổ khỏi hại các sinh linh khác trong thế giới. Phật tổ cũng dạy rằng: Con người nên bố thí. Và với người dân Tây Tạng thì mang xác người đã khuất cho các thần điểu ăn cũng chính là một cách bố thí. Vì khi đó, thần điểu sẽ không làm hại các loài khác, đây là một cách bố thí thể hiện tấm lòng cao cả.